Trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách cải thiện

5 lượt xem

Kẽm không chỉ giúp tăng cường miễn dịch mà còn thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ. Bởi vậy, tình trạng trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh lại là một vấn đề không đơn giản. Theo dõi ngay bài viết sau đây để nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân và cách cải thiện cho trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm cha mẹ nhé!

1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm

Kẽm trong cơ thể là nguyên tố vi lượng nhưng lại có vai trò chính trong nhiều chu trình sinh lý và sự phát triển của trẻ em. Ở giai đoạn sơ sinh, nhu cầu kẽm của trẻ chỉ khoảng 2mg/ngày và thường được cung cấp hoàn toàn qua sữa mẹ.

Sữa mẹ chứa hàm lượng kẽm cao và dễ hấp thu nhất cho trẻ sơ sinh. Đối với trẻ không được bú mẹ hoàn toàn, các loại sữa công thức cũng là lựa chọn thay thế tối ưu để đảm bảo đủ dưỡng chất cho trẻ. Do vậy, tình trạng trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm ít khi xảy ra. Thay vào đó, thiếu kẽm thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu ăn dặm và thường xuất phát từ chế độ dinh dưỡng không cân đối.

Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm tại Việt Nam. Vấn đề này là do nhiều cha mẹ chưa nhận thức được trẻ đang mắc phải tình trạng này. Đồng thời, các dấu hiệu thiếu kẽm của trẻ cũng khó nhận biết và phân biệt với các bệnh lý hay tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng khác.

Một số triệu chứng điển hình khi trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm:

  • Trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao
  • Trẻ biếng ăn, giảm bú và hay bỏ bú
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, khó chịu, dễ bị giật mình khi ngủ và mất ngủ
  • Trẻ có thị lực kém
  • Trẻ có thể bị buồn nôn, nôn hoặc rối loạn tiêu hóa (táo bón nhẹ, tiêu chảy)
  • Phản xạ của trẻ chậm chạp
  • Trẻ có sức đề kháng kém, dễ ốm vặt, dị ứng; dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa
  • Trẻ có thể bị viêm da, tóc mọc chậm hoặc rụng tóc

Khi thấy trẻ gặp các triệu chứng này, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Các bác sĩ sẽ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu chất của trẻ, từ đó đưa ra những tư vấn về cách chăm sóc trẻ cũng như bổ sung kẽm cho trẻ nếu cần thiết.

Cha mẹ nên nhận biết những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm và đưa trẻ đi khám sớm nếu cần.
Cha mẹ nên nhận biết những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm và đưa trẻ đi khám sớm nếu cần.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm

Khác với trẻ lớn thiếu kẽm do ảnh hưởng bởi chế độ ăn hàng ngày, trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

  • Trẻ không được bú mẹ đầy đủ trong vòng 6 tháng đầu
  • Trẻ sinh non, nhẹ cân
  • Trẻ suy dinh dưỡng từ trong thai kỳ
  • Trẻ bẩm sinh bị rối loạn hấp thu kẽm như mắc bệnh đường ruột hoặc bệnh di truyền như bệnh Crohn,…
  • Trẻ bị bệnh hồng cầu hình liềm
  • Nhu cầu kẽm của trẻ cao hơn bình thường
  • Mẹ bổ sung không đủ kẽm trong chế độ dinh dưỡng ở cả thai kỳ và sau khi sinh
  • Trẻ đang bị nhiễm trùng, chấn thương
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm thường xuất phát từ bẩm sinh hoặc tác động trong thai kỳ.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm thường xuất phát từ bẩm sinh hoặc tác động trong thai kỳ.

3. Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào là tốt nhất?

Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm, cách tốt nhất luôn là tăng cường lượng kẽm tự nhiên từ sữa mẹ. Khoáng chất kẽm không dự trữ ở trong cơ thể. Vì vậy, để làm được điều này, các bà mẹ hãy bổ sung:

  • Các thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn), hải sản (tôm, cua, cá thu, cá ngừ, ngao,…), trứng, hạnh nhân, óc chó, rau cải xanh và các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu lăng,..).
  • Các thực phẩm giàu Vitamin C để hỗ trợ hấp thu kẽm như Ớt chuông, bông cải xanh, cam quýt, bưởi, chanh. Vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thụ kẽm, từ đó giúp trẻ nhận được nhiều kẽm hơn qua sữa mẹ.
  • Thực phẩm chức năng bổ sung kẽm: Đây là một lựa chọn rất tốt cho các bà mẹ có vấn đề về dinh dưỡng và khó đảm bảo chế độ ăn khoa học trong quá trình cho con bú. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ để sử dụng khi thực sự cần thiết và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Nếu mẹ ít sữa, không thể đảm bảo cho trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm bú mẹ hoàn toàn, mẹ có thể cho trẻ uống sữa công thức chứa đủ kẽm và dưỡng chất. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ sữa công thức không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ.

Ngoài ra, trong các trường hợp này, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh. Các sản phẩm này thường chứa lượng kẽm nguyên tố cao ở dạng dễ hấp thu, giúp bổ sung kẽm tức thì cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý lựa chọn sản phẩm cho trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm theo các tiêu chí sau:

  • Chọn sản phẩm được thiết kế phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và khả năng hấp thu của trẻ sơ sinh.
  • Ưu tiên thành phần kẽm hữu cơ – dạng kẽm hấp thu tối ưu, đem lại hiệu quả cao và thân thiện với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
  • Lựa chọn kẽm dạng nước, siro để trẻ dễ uống và không bị sặc.
  • Ưu tiên sản phẩm có thiết kế pipet nhỏ giọt để kiểm soát liều lượng cho trẻ sử dụng một cách chặt chẽ và chính xác nhất.
  • Sản phẩm không chứa chất bảo quản, Gluten, Lactose, chất tạo màu, chất tạo ngọt hay điều vị để đảm bảo an toàn trên trẻ sơ sinh.
  • Sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được sản xuất bởi thương hiệu uy tín hoặc được nhập khẩu chính hãng và có giấy phép lưu hành tại Việt Nam.
Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh
Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh đó, khi cho trẻ dùng các sản phẩm bổ sung kẽm này, cha mẹ hãy lưu ý cho trẻ uống sau các cữ bú ban ngày 30 phút hoặc 1 tiếng để tăng hiệu quả hấp thu kẽm. Thời điểm uống kẽm này cũng sẽ hạn chế việc ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm qua các sản phẩm này có thể mang lại lợi ích và cả rủi ro. Thừa kẽm cũng có thể dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực cho trẻ như rối loạn tiêu hóa, nóng trong, nôn mửa và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh. Bởi vậy, tốt nhất cha mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.

Chăm sóc trẻ đúng cách và bổ sung kẽm hợp lý sẽ giúp trẻ phòng ngừa và cải thiện tình trạng thiếu kẽm, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai của trẻ. Trên đây là tổng hợp thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh bị thiếu kẽm. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho cha mẹ trong hành trình nuôi con khôn lớn.

Đánh giá
Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích: