Giải đáp: Bé mấy tháng thì bổ sung kẽm?

47 lượt xem

Kẽm đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của bé, đặc biệt ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, hệ thần kinh và khả năng hấp thu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa biết bé mấy tháng thì bổ sung kẽm, làm bỏ lỡ thời điểm vàng bổ sung kẽm cho bé. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những kiến thức khoa học giúp cha mẹ giải đáp vấn đề này.

1. Lợi ích của việc bổ sung kẽm cho bé

Bổ sung kẽm không chỉ giúp bé phát triển sức khỏe và thể chất, nó còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho sự phát triển trí não của bé. Vì vậy, việc bổ sung kẽm cho bé là điều rất cần thiết.

  • Kẽm tham gia vào cấu tạo Protein, góp phần cấu tạo tế bào thần kinh, đồng thời tăng cường dẫn truyền thần kinh, giúp bé học tập, ghi nhớ tốt hơn. Não bộ cũng tập trung nhiều kẽm, đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển trí tuệ của trẻ.
  • Kẽm là coenzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa của khoảng 200 loại enzyme khác nhay giúp hỗ trợ quá trình hấp thu và tăng trưởng của bé. Đồng thời là thành phần cấu tạo và điều hòa hoạt động của nhiều Enzym trong cơ thể, giúp quá trình trao đổi chất hoạt động trơn tru hơn, đảm bảo cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, kẽm thúc đẩy tái tạo Protein, giúp bé phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
  • Kẽm kích thích sản sinh các chiến binh miễn dịch như đại thực bào, Lympho B, Lympho T,…Ngoài ra, bổ sung kẽm giúp bé chống viêm và chống oxy hóa rất tốt. Đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả cho bé, đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời tránh khỏi các tác nhân gây bệnh.
  • Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết thiết yếu như tuyến yên, tuyến thượng thận, sinh dục, giáp trạng,… Những tuyến này sản xuất ra các hormon tham gia vào quá trình sinh lý và tăng trưởng của cơ thể. Do đó, đảm bảo cung cấp đủ kẽm cho bé đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp bé phát triển khỏe mạnh, bình thường, và đúng độ tuổi.
  • Kẽm được xem là “cứu tinh” giải quyết vấn đề biếng ăn và tiêu chảy ở bé. Kẽm giúp cân bằng vị giác và khứu giác, làm bé tăng cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng hơn. Từ đó giúp trẻ ăn uống tốt hơn, hạn chế bỏ bữa. Từ đó giúp bé phát triển chiều cao và cân nặng một cách tối ưu.

Nếu không đáp ứng đủ nhu cầu kẽm cho cơ thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Thiếu kẽm khiến bé dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng khiến bé gặp phải tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến việc bổ sung kẽm cho bé để bảo vệ sức khỏe và tương lai cho bé.

Bổ sung kẽm giúp bé phát triển sức khỏe thể chất và trí não toàn diện.
Bổ sung kẽm giúp bé phát triển sức khỏe thể chất và trí não toàn diện.

2. Bé mấy tháng thì bổ sung kẽm được?

Bé mấy tháng thì bổ sung kẽm là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm bởi nó tác động rất lớn đến sự phát triển cơ thể và trí não của bé. Dù ở bất kỳ giai đoạn nào, khi cho bé sử dụng kẽm, cha mẹ cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế để loại dưỡng chất này được nạp vào cơ thể phù hợp và hiệu quả nhất.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bé có thể bổ sung kẽm ngay từ khi mới sinh ra. Tuy nhiên trong 3-4 tháng đầu đời, sữa mẹ chính là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất nên lượng kẽm cần bổ sung từ bên ngoài ở giai đoạn này sẽ ít hơn và chỉ nên bổ sung khi có sự chỉ định của các chuyên gia y tế. Tuy nhiên, từ 4 tháng tuổi, lượng kẽm dự trữ từ sữa mẹ dần cạn kiệt. Lúc này, cha mẹ sẽ cần thực hiện bổ sung kẽm đầy đủ cho bé.

Nhu cầu bổ sung kẽm của mỗi bé là khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng cơ thể, nguồn dinh dưỡng hằng ngày và từng độ tuổi khác nhau. Vì vậy cha mẹ cần cân đối giữa nguồn kẽm từ thực phẩm bổ sung và chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo bé hấp thu đủ kẽm, hạn chế thừa thiếu gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con.

Cha mẹ nên cho bé bổ sung kẽm sau 4 tháng tuổi
Cha mẹ nên cho bé bổ sung kẽm sau 4 tháng tuổi

3. Bé bổ sung bao nhiêu kẽm là đủ?

Việc bé mấy tháng thì bổ sung kẽm còn phụ thuộc vào độ tuổi và thể trạng của bé. Thừa kẽm cũng có thể khiến bé có biểu hiện khó chịu như mất ngủ, hay quấy khóc, lo âu, khó chịu, dễ thay đổi tâm trạng,…

Vì vậy, cha mẹ cần chú ý bổ sung kẽm cho bé theo đúng liều lượng được chuyên gia y tế khuyến cáo như sau:

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 2 mg kẽm mỗi ngày.
  • Trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi: 3 mg kẽm mỗi ngày.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 3 mg kẽm mỗi ngày.
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5 mg kẽm mỗi ngày.
  • Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8 mg mỗi ngày.
  • Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Tiêu chuẩn kẽm khuyến nghị cung cấp cho bé trai là 11mg kẽm mỗi ngày và bé gái nên nhận 9mg mỗi ngày.
Cha mẹ cần chú ý bổ sung kẽm cho bé theo đúng liều lượng được chuyên gia y tế khuyến cáo
Cha mẹ cần chú ý bổ sung kẽm cho bé theo đúng liều lượng được chuyên gia y tế khuyến cáo

4. Cách bổ sung kẽm cho bé an toàn và hiệu quả

Kẽm là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và dễ dàng được cung cấp nhờ chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Bên cạnh đó, ngành khoa học dinh dưỡng phát triển đã tạo ra rất nhiều loại thực phẩm bổ sung kẽm ở nhiều dạng khác nhau như siro, viên, dạng kẹo,…

4.1. Bổ sung kẽm qua chế độ dinh dưỡng

Thực phẩm hằng ngày là nguồn cung cấp các dưỡng chất chính cho cơ thể bé, trong đó có kẽm. Dưới đây là một số loại thực phẩm bổ sung hàm lượng kẽm nên bổ sung cho bé:

  • Thịt đỏ: cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể con người, đặc biệt là kẽm. Ngoài ra, thịt đỏ còn cung cấp protein, chất béo, sắt,… góp phần đáp ứng dinh dưỡng đa dạng cho bé, hỗ trợ phát triển thể chất và trí tuệ.
  • Các loại hải sản: Hải sản có vỏ như sò, hến, hàu, cua,… là nguồn cung cấp nhu cầu kẽm vô cùng phong phú cho cơ thể.
  • Sữa và phô mai: Kẽm có trong 2 loại thực phẩm này rất dễ được hấp thu và đáp ứng tương đối nhu cầu cho cơ thể. Bên cạnh đó, sữa và phomai còn cung cấp các chất dinh dưỡng như protein, canxi và vitamin D hỗ trợ phát triển toàn diện của bé.
  • Trứng gà: đây là loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Lượng kẽm trong một quả trứng gà có thể đáp ứng nhu cầu của người trưởng thành. Vì vậy cha mẹ cần chia nhỏ và cung cấp cho bé lượng phù hợp với cơ thể.
  • Bông cải xanh: 100gr bông cải xanh có chứa khoảng 0,4 mg kẽm. Bổ sung bông cải xanh trong khẩu phần ăn giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và trí não
  • Các loại đậu: đậu xanh, đậu Hà Lan,… là một loại thực phẩm rất dễ kiếm, đồng thời cung cấp lượng kẽm rất tốt cho cơ thể.
Thực phẩm hằng ngày là nguồn cung cấp kẽm an toàn và hiệu quả cho bé
Thực phẩm hằng ngày là nguồn cung cấp kẽm an toàn và hiệu quả cho bé

4.2. Bổ sung kẽm qua thuốc/thực phẩm chức năng

Bổ sung kẽm qua đường uống là giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng thiếu kẽm ở trẻ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung kẽm với hàm lượng và dạng bào chế khác nhau, phù hợp với nhu cầu và sở thích của mỗi người. Cha mẹ nên lựa chọn kỹ lưỡng sản phẩm dễ sử dụng,dùng hiệu quả và có nguồn gốc rõ ràng để bé hấp thu kẽm tốt nhất.

SatiZinC là sản phẩm bổ sung kẽm dạng ống uống của Dược phẩm Meracine – thương hiệu Dược phẩm uy tín. Với công thức đột phá chứa Kẽm Pidolat được nhập khẩu từ Pháp với hàm lượng cao hơn 20% so với kẽm thông thường, SatiZinc giúp bé hấp thu kẽm tối ưu mà không lo ngại tác dụng phụ. Bên cạnh đó, SatiZinC còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như Magie và Vitamin nhóm B (B6, B12), giúp bé phát triển trí não và thể chất một cách toàn diện.

Khi sử dụng SatiZinc, bé ăn ngon hơn, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. SatiZinC được bào chế dạng ống tiện lợi với hương vị trái cây tự nhiên dễ sử dụng, phù hợp với mọi lứa tuổi trẻ em. Sản phẩm hiện nay đang được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành và được nhiều cha mẹ tin dùng cho con yêu.

SatiZinC có công thức đột phá chứa Kẽm Pidolat được nhập khẩu từ Pháp
SatiZinC có công thức đột phá chứa Kẽm Pidolat được nhập khẩu từ Pháp

5. Lưu ý quan trọng khi bổ sung kẽm cho bé

Bổ sung kẽm cho bé là việc cần thiết để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây để việc bổ sung kẽm cho bé hiệu quả và an toàn:

  • Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng hấp thu kẽm cho cơ thể. Vì thế, bổ sung vitamin C là điều cần thiết trong quá trình bổ sung kẽm cho bé. Bên cạnh đó, cha mẹ cần hạn chế chất xơ, sắt, đồng vì những chất này khiến khả năng hấp thụ kẽm cho bé kém hơn.
  • Việc bổ sung kẽm cùng với một số dưỡng chất khác như canxi, sắt,.. có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của kẽm. Vì vậy cha mẹ không nên bổ bổ sung kẽm cùng các loại khoáng chất khác. Để đảm bảo việc bổ sung hiệu quả đồng thời các vi chất, nên cho bé uống các loại cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ
  • Tình trạng sức khỏe và nhu cầu bổ sung kẽm ở cơ thể mỗi người là khác nhau. Vì vậy, trước khi bổ sung kẽm cho bé, đặc biệt là sử dụng thực phẩm bổ sung, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
  • Trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm bổ sung kẽm cho bé, mỗi loại có thành phần và cách sử dụng khác nhau. Vì vậy, cha mẹ cần tuân thủ liều lượng chuẩn và phân bổ thời gian bổ sung cho bé đúng cách.
Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi bổ sung kẽm cho bé
Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi bổ sung kẽm cho bé

Như vậy, vấn đề bé mấy tháng tuổi thì bổ sung kẽm của nhiều bậc phụ huynh đã được giải đáp chi tiết qua bài viết trên. Hi vọng với những thông tin đó sẽ giúp cha mẹ có kế hoạch bổ sung kẽm cho bé yêu một cách đúng, đủ và hiệu quả. Sự phát triển toàn diện của bé – những mầm non tương lai của đất nước chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của chúng ta.

Đánh giá
Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích: