Giải đáp: Hàm lượng sắt cần bổ sung cho bà bầu bao nhiêu là đủ?

101 lượt xem

Sắt là một trong những dưỡng chất cần lưu ý bổ sung nhất cho các bà bầu trong thai kỳ. Sắt không chỉ giúp duy trì sức khỏe của mẹ mà còn hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi. Vậy hàm lượng sắt cần bổ sung cho bà bầu là bao nhiêu? Bổ sung quá nhiều sắt có gây tác dụng phụ gì cho bà bầu hay không? Hãy theo dõi ngay bài viết sau đây để được giải đáp.

1. Khuyến cáo hàm lượng sắt cần bổ sung cho bà bầu trong thai kỳ

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, các bà bầu cần lưu ý bổ sung sắt đầy đủ trong quá trình mang thai. Đồng thời, phụ nữ đang có dự định mang thai có thể bổ sung sắt từ thời gian 1 – 3 tháng trước khi mang thai.

Bảng thống kê hàm lượng sắt cần bổ sung cho bà bầu:

Đối tượng Hàm lượng sắt cần bổ sung mỗi ngày
Phụ nữ đang có dự định mang thai 15mg
Bà bầu có sức khỏe bình thường 30 – 60mg
Bà bầu thiếu máu do thiếu sắt 50 – 100mg

Ngoài ra, trong trường hợp bà bầu bị thiếu máu thiếu sắt nặng, bác sĩ có thể chỉ định bà bầu nằm viện khoảng 2 – 3 tháng và truyền sắt theo đường tĩnh mạch để khắc phục tình trạng này.

Vậy tại sao các bà bầu lại cần lưu ý bổ sung khoáng chất sắt như vậy?

Sắt là khoáng chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với bà bầu:

  • Sắt là thành phần cấu tạo nên hồng cầu, tham gia vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng tới các mô, cơ quan trong cơ thể.
  • Tham gia vào quá trình hình thành ADN, Enzym chuyển hóa và hỗ trợ phát triển các tế bào thần kinh cho thai nhi, đồng thời duy trì sức khỏe cho bà bầu.
  • Làm tăng cảm giác ngon miệng cho bà bầu

Sắt có nhiều vai trò thiết yếu như vậy nên thiếu sắt có thể dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới bà bầu và thai nhi:

  • Đối với bà bầu: Thiếu máu, mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể, làm tăng nguy cơ sinh non, băng huyết sau sinh hay nhiễm trùng hậu sản,…
  • Đối với thai nhi: Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai, trẻ non tháng, nhẹ cân,…

Nhu cầu khoáng chất sắt trong thai kỳ cao gấp đôi so với bình thường. Trong khi đó, chế độ ăn hàng ngày của người Việt đa phần không cung cấp đủ sắt cho bà bầu. Vì vậy, các bà bầu nên lưu ý bổ sung thêm sắt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày với hàm lượng được các chuyên gia y tế khuyến cáo.

Bà bầu cần lưu ý bổ sung sắt theo hàm lượng được khuyến cáo
Bà bầu cần lưu ý bổ sung sắt theo hàm lượng được khuyến cáo

2. Bổ sung quá nhiều sắt có gây tác dụng phụ cho bà bầu không?

Sắt có vai trò rất quan trọng trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu lượng sắt hấp thu vào cơ thể cao hơn hàm lượng sắt cần bổ sung cho bà bầu được khuyến cáo có thể gây thừa sắt, ảnh hưởng tiêu cực đến bà bầu:

  • Gây rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, táo bón và đầy hơi
  • Ức chế việc hấp thu nhiều khoáng chất quan trọng khác như Canxi, Kẽm,…
  • Làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ
  • Gây ảnh hưởng tới gan và khớp như vàng da, chán ăn, suy gan, đau nhức khớp,…
  • Có thể gây ngộ độc với nhiều triệu chứng như sốt, chóng mặt, khó thở, đau đầu, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, lơ mơ, đi tiểu ra máu,…

Do đó, các bà bầu hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi bổ sung sắt. Đặc biệt là các bà bầu thiếu máu không xuất phát từ thiếu sắt như người bệnh thiếu máu tan máu, Thalassemia, suy tủy,… Đồng thời cần lưu ý chỉ dùng đúng và đủ hàm lượng sắt cần bổ sung cho bà bầu.

Không nên bổ sung quá nhiều sắt do có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bà bầu
Không nên bổ sung quá nhiều sắt do có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bà bầu

3. Các nguồn bổ sung sắt hiệu quả cho bà bầu trong thai kỳ

Thực phẩm là nguồn cung cấp sắt phong phú và an toàn nhất cho bà bầu. Tuy nhiên, sự hấp thu sắt từ thực phẩm có giới hạn nên bà bầu được khuyến cáo bổ sung thêm các loại thuốc, thực phẩm chức năng chứa sắt. Cụ thể:

3.1. Thực phẩm tự nhiên

Bà bầu hãy tăng cường các thực phẩm giàu sắt sau đây trong bữa ăn hàng ngày:

  • Thịt động vật như thịt đỏ, tim gan động vật, hải sản như cá thu, cá hồi, sò, hàu,…
  • Lòng đỏ trứng
  • Các loại đậu
  • Các loại rau lá xanh, bông cải và bí ngô

Trong số các thực phẩm này, bà bầu nên ưu tiên sắt từ thực phẩm có nguồn gốc động vật do khả năng hấp thu sắt từ chúng cao hơn so với thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Ngoài ra, trong thai kỳ, bà bầu cần lưu ý:

  • Bổ sung thêm các thực phẩm giàu Vitamin C như ổi, cam, chanh, bưởi,… để tăng hấp thu sắt vào trong cơ thể.
  • Bổ sung sắt kèm Acid Folic và Vitamin B12 để phòng ngừa thiếu máu tốt hơn và hỗ trợ phát triển hệ thần kinh cho thai nhi.
  • Tăng cường ăn các loại rau củ, trái cây nhiều chất xơ để phòng ngừa tác dụng phụ gây táo bón khi sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt.
Bà bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu sắt trong các bữa ăn hàng ngày
Bà bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu sắt trong các bữa ăn hàng ngày

3.2. Sản phẩm bổ sung sắt

Để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng sắt cần bổ sung cho bà bầu, các loại thuốc hay thực phẩm bổ sung sắt đã không còn xa lạ với các bà bầu hiện nay. Các sản phẩm này thường chứa hai dạng sắt là sắt vô cơ (sắt Sulfat) và sắt hữu cơ (sắt Gluconat, sắt Fumarat, sắt Polymaltose,…). Trong số này, các bà bầu nên ưu tiên các sản phẩm chứa sắt hữu cơ do dạng sắt này có khả năng hấp thu tốt hơn và ít gây tác dụng phụ hơn so với sắt vô cơ.

Một số lưu ý khác khi chọn sản phẩm bổ sung sắt cho bà bầu:

  • Lựa chọn dạng bào chế của sản phẩm phù hợp với nhu cầu: Hiện nay có hai dạng sắt là sắt nước và sắt viên. Trong đó, sắt nước có tỷ lệ hấp thu tốt hơn, hạn chế táo bón, nóng trong hiệu quả hơn nhưng lại khó uống hơn và có thể gây buồn nôn. Trong khi đó, các loại viên sắt cho bà bầu dễ sử dụng và không gây buồn nôn nhưng khả năng hấp thu kém và nguy cơ gây tác dụng phụ nóng trong, táo bón cao hơn. Bà bầu nên chọn lựa dạng sắt phù hợp để sử dụng tùy theo tình trạng cơ thể trong thai kỳ.
  • Thành phần chứa thêm những dưỡng chất quan trọng khác: Bà bầu nên chọn những sản phẩm bổ sung thêm Acid Folic, Vitamin C và Vitamin B12.
  • Sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín trên thị trường: Các sản phẩm sắt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bà bầu. Vì vậy, bà bầu nên chọn mua sắt từ các cửa hàng chính hãng của các thương hiệu lớn, uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Nếu chưa biết chọn loại sắt nào để bổ sung, bà bầu hãy tham khảo ngay SatiFer – Sắt hữu cơ dạng nước phòng ngừa thiếu máu hàng đầu hiện nay. SatiFer được chuyên gia khuyên dùng nhờ nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Thành phần sắt hữu cơ là sắt (III) Hydroxyd Polymaltose được nhập khẩu từ Italia, có cấu trúc tương tự Ferritin – dạng dự trữ sắt trong cơ thể nên khả năng hòa tan và hấp thu rất tốt. Dạng sắt này được hấp thu và giải phóng thông qua một cơ chế chủ động và có kiểm soát ổn định. Nhờ vậy, SatiFer hạn chế tối đa tác dụng phụ cho bà bầu và ít gây nguy cơ nhiễm độc hay quá tải sắt kể cả trong trường hợp bà bầu sử dụng quá liều kéo dài.
  • Bổ sung đầy đủ các thành phần quan trọng cho quá trình tạo máu là Acid Folic và Vitamin B12.
  • Dạng sắt nước dễ hấp thu và khắc phục được nhược điểm mùi vị tanh khó chịu của các loại sắt nước trước đây, giúp bà bầu dễ sử dụng hơn.
  • Chứa chất xơ hòa tan Orafti Synergy từ rễ cây diếp xoăn giúp hạn chế táo bón và cải thiện chức năng tiêu hóa cho bà bầu.
  • Không chứa đường nên không ảnh hưởng đến bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.
SatiFer - Sắt nước hữu cơ được các chuyên gia khuyên dùng
SatiFer – Sắt nước hữu cơ được các chuyên gia khuyên dùng

4. Bà bầu nên uống sắt vào thời điểm nào?

Bên cạnh hàm lượng sắt cần bổ sung cho bà bầu, thời điểm sử dụng sắt cũng cần được các bà bầu lưu ý như sau:

  • Uống sắt xa bữa ăn (trước ăn tối thiểu 1 giờ hoặc sau ăn khoảng 2 giờ) do sắt hấp thu tốt nhất khi bụng đói. Bà bầu bị đau dạ dày có thể uống sắt ngay sau ăn để hạn chế kích ứng đường tiêu hóa.
  • Tránh uống sắt gần thời điểm uống sữa hoặc các sản phẩm bổ sung Canxi. Lý giải cho điều này là do Canxi cạnh tranh gây giảm hấp thu sắt.

Như vậy, việc đảm bảo hàm lượng sắt cần bổ sung cho bà bầu là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và chuẩn bị vượt cạn thành công.

Đánh giá
Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích: