Cha mẹ có cần bổ sung kẽm cho bé hay không? – Giải đáp từ chuyên gia

85 lượt xem

Việc cho trẻ uống kẽm đang ngày càng được các bậc cha mẹ quan tâm hơn để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho con. Tuy nhiên, có nhiều bậc phụ huynh vẫn băn khoăn liệu có cần bổ sung kẽm cho bé hay không và làm thế nào để bổ sung đúng cách. Theo dõi ngay bài viết sau đây để được giải đáp cha mẹ nhé!

1. Cha mẹ có cần bổ sung kẽm cho bé không?

Kẽm là nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể. Kẽm đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Cụ thể:

  • Kẽm thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ hấp thu khoáng chất, đồng thời tăng sinh Protein, Enzym và điều hòa hoạt động Hormon, giúp bé phát triển toàn diện về thể chất.
  • Kẽm tham gia tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé chống lại các tác nhân gây bệnh và giúp vết thương nhanh lành.
  • Kẽm thúc đẩy quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh, giúp bé phát triển chức năng não bộ, tăng cường trí nhớ và khả năng học tập.
  • Kẽm có khả năng điều hòa vị giác và vị giác, giúp bé ăn ngon hơn.

Việc thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho bé như suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lớn, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Vì vậy, các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo cha mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng và bổ sung cho bé để đảm bảo bé hấp thu đủ kẽm theo nhu cầu của độ tuổi.

Nhiều cha mẹ khi thấy con lười ăn hoặc có dấu hiệu thiếu kẽm thường nghĩ ngay đến việc bổ sung kẽm cho bé. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thực chất có cần bổ sung kẽm cho bé hay không và bổ sung kẽm như thế nào là đúng cách.

Thực tế, nhu cầu kẽm phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng bé. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé, đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết thông qua thực phẩm tự nhiên và chỉ bổ sung kẽm khi thực sự cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

Cha mẹ có thể cho bé tới các cơ sở y tế để được khám và làm xét nghiệm đánh giá tình trạng thiếu kẽm. Từ đó, các bác sĩ sẽ cho biết có cần bổ sung kẽm cho bé hay không và cách bổ sung kẽm tốt nhất cho con.

Cha mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng và bổ sung cho bé để đảm bảo bé hấp thu đủ kẽm
Cha mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng và bổ sung cho bé để đảm bảo bé hấp thu đủ kẽm

2. Những trường hợp bé cần bổ sung kẽm

Cha mẹ nên cho bổ sung kẽm cho bé khi bé thiếu kẽm hoặc dự phòng trong trường hợp bé có yếu tố nguy cơ dẫn đến thiếu kẽm. Để xác định có cần bổ sung kẽm cho bé hay không, cha mẹ hãy nhận biết những yếu tố nguy cơ gây thiếu kẽm sau:

  • Bé dưới 6 tháng tuổi: Không được bú mẹ đầy đủ; bé sinh non, nhẹ cân; bé bị suy dinh dưỡng trong bào thai.
  • Bé trên 6 tháng tuổi: Biếng ăn; chế độ dinh dưỡng không cân đối.
  • Bé mắc bệnh đường ruột bẩm sinh, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc đang bị nhiễm trùng, chấn thương.
  • Bé phát triển nhanh, nhu cầu kẽm cao hơn bình thường.
  • Bé đang bị tiêu chảy cấp.

Đối với các bé không thuộc các trường hợp đặc biệt trên, cha mẹ nên lưu ý những biểu hiện khi bé bị thiếu kẽm sau đây:

  • Chậm phát triển về thể chất, suy dinh dưỡng
  • Chán ăn, bỏ bú/bỏ ăn
  • Tiêu hóa kém: chậm tiêu hóa thức ăn, táo bón, bị buồn nôn và nôn kéo dài
  • Tinh thần mệt mỏi, khó tập trung, trí nhớ kém, hay mất ngủ về đêm và dễ bị tỉnh giấc
  • Chậm phát triển các đặc điểm giới tính
  • Hay ốm vặt, chậm lành vết thương và dễ bị các bệnh truyền nhiễm như viêm đường hô hấp (viêm mũi họng, phế quản hay viêm phổi), viêm tai giữa, viêm đường tiêu hóa, tiêu chảy cấp, viêm niêm mạc và lưỡi…
  • Dễ rụng lông, tóc và tổn thương ở da, mắt

Khi có các biểu hiện đặc trưng kể trên kèm kết quả định lượng kẽm trong máu dưới mức bình thường (70μg/dl), bé được coi là thiếu kẽm. Lúc này, cha mẹ cần bổ sung kẽm cho bé sớm và đầy đủ.

Cha mẹ chú ý bổ sung kẽm cho bé khi bé thiếu kẽm hoặc dự phòng trong trường hợp bé có yếu tố nguy cơ dẫn đến thiếu kẽm
Cha mẹ chú ý bổ sung kẽm cho bé khi bé thiếu kẽm hoặc dự phòng trong trường hợp bé có yếu tố nguy cơ dẫn đến thiếu kẽm

3. Hướng dẫn bổ sung kẽm cho bé an toàn, hiệu quả

Ngoài việc nhận biết có cần bổ sung kẽm cho bé hay không, cha mẹ cũng cần có kiến thức bổ sung kẽm cho bé đúng cách. Cụ thể:

3.1. Bổ sung kẽm cho bé dưới 6 tháng tuổi

Nhu cầu kẽm của bé trong độ tuổi này là khoảng 2mg kẽm/ngày. Ở giai đoạn này, sữa mẹ là nguồn bổ sung kẽm chính và hiệu quả nhất cho bé. Sữa mẹ giàu kẽm cũng như các chất dinh dưỡng khác và kháng thể cần thiết cho hệ miễn dịch và sự phát triển tự nhiên của bé. Vì vậy có cần bổ sung kẽm cho bé dưới 6 tháng tuổi không thường phụ thuộc lớn vào tình trạng sức khỏe của bé.

Thông thường, sữa mẹ sẽ cung cấp đủ kẽm cho bé trong 6 tháng đầu đời. Để tăng cường kẽm cho bé trong giai đoạn này, người mẹ hãy cố gắng  cho bé bú nhiều nhất có thể và cải thiện lượng kẽm trong sữa mẹ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý:

  • Tăng cường thực phẩm giàu kẽm: Hải sản (tôm, cá biển, cua, sò, hàu,…), thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu), trứng, các loại hạt (hạnh nhân, hạt óc chó,…), đậu nành.
  • Bổ sung thêm thực phẩm giàu Vitamin C để cải thiện hấp thu kẽm: cam, chanh, bưởi, đu đủ, ớt chuông,…

Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm kẽm từ các thực phẩm bổ sung theo khuyến cáo của bác sĩ nếu không thể đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý.

Sữa mẹ là nguồn bổ sung kẽm chính và hiệu quả nhất cho bé ở giai đoạn này
Sữa mẹ là nguồn bổ sung kẽm chính và hiệu quả nhất cho bé ở giai đoạn này

3.2. Bổ sung kẽm cho bé trên 6 tháng tuổi

Nhu cầu kẽm của bé trên 6 tháng tuổi:

Độ tuổi Nhu cầu Kẽm hàng ngày
7 – 11 tháng tuổi 3mg
1 – 3 tuổi 3mg
4 – 8 tuổi 5mg
9 – 13 tuổi 8mg
Trên 14 tuổi Bé gái: 9mg Bé trai: 11mg

Trên 6 tháng là độ tuổi các bé đã có thể hấp thu kẽm thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, bé chỉ có thể hấp thu khoảng 15 – 30% hàm lượng kẽm trực tiếp từ thực phẩm. Vì lý do này mà tình trạng bé thiếu kẽm trong giai đoạn trên 6 tháng tuổi chiếm tỷ lệ rất cao.

Bổ sung kẽm theo hàm lượng được khuyến cáo để đảm bảo bé phát triển
Bổ sung kẽm theo hàm lượng được khuyến cáo để đảm bảo bé phát triển

Để hạn chế tình trạng này, cha mẹ hãy kết hợp bổ sung kẽm từ thực phẩm tương tự như mẹ trong 6 tháng đầu và cho bé sử dụng thêm các sản phẩm kẽm uống từ bên ngoài.

Để đảm bảo bé nhận đủ kẽm, cha mẹ nên bổ sung kẽm cho bé thông qua sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, thành phần tối ưu, đồng thời cân đối với chế độ ăn. Cha mẹ hãy tham khảo ngay SatiZinc – sản phẩm kẽm dạng lỏng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí bổ sung kẽm cho bé an toàn và hiệu quả.

Ưu điểm của SatiZinc:

  • Dạng kẽm: Kẽm Pidolat được nhập khẩu từ châu Âu, có độ ổn định cao, hàm lượng kẽm nguyên tố cao hơn tới 20% so với các dạng kẽm thông thường. Kẽm Pidolat dễ hòa tan và hấp thu ở trẻ em.
  • Thành phần: Bổ sung dưỡng chất như Vitamin B6, B12, Magie giúp hỗ trợ bé phát triển.
  • Quy cách đóng gói: Dạng ống uống chia liều tiện lợi, dễ sử dụng cho bé yêu.
  • Thương hiệu: Được sản xuất bởi Dược phẩm Meracine – thương hiệu uy tín với hơn 18 năm phát triển, cung cấp thuốc và dược phẩm chất lượng cao tới người dân Việt.
  • Hương vị: Hương vị hoa quả giúp bé thích thú khi uống hơn.

Cha mẹ có thể dùng SatiZinc để cải thiện sức khỏe cho bé bị thiếu kẽm, biếng ăn, sức đề kháng kém hoặc sử dụng trong trường hợp bé bị tiêu chảy cấp.

Siro SatiZinc - kẽm Pháp dạng ống hàm lượng cao, dễ hấp thu
Siro SatiZinc – kẽm Pháp dạng ống hàm lượng cao, dễ hấp thu

3.3. Lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé

Một số lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé cha mẹ cần biết:

  • Thời gian sử dụng kẽm: theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, thường bổ sung kẽm trong khoảng 2 – 3 tháng/đợt.
  • Thời điểm bổ sung kẽm trong ngày: Sau ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
  • Cho bé uống kẽm xa thời điểm dùng các khoáng chất như canxi và sắt.
  • Đưa bé đến cơ sở y tế khi bé gặp một số dấu hiệu bất thường trong quá trình uống kẽm như khó tiêu, nhiệt miệng, sốt hoặc mệt mỏi,…
  • Cho bé thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc và đúng giờ kèm vận động hợp lý để tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ hấp thu và chuyển hóa kẽm.

Trên đây là giải đáp của chuyên gia cho thắc mắc có cần bổ sung kẽm cho bé không và nên bổ sung như thế nào. Cha mẹ hãy chú ý đến tình trạng của bé yêu để bổ sung kẽm hợp lý, đảm bảo sự phát triển toàn diện của con. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho hành trình nuôi con của các bậc cha mẹ.

Đánh giá
Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích: