Bé thiếu Canxi: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách cải thiện

67 lượt xem

Các bậc cha mẹ đang ngày càng quan tâm đến việc tăng cường dinh dưỡng để phát triển chiều cho con. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ còi xương, suy dinh dưỡng ở Việt Nam do nguyên nhân thiếu Canxi vẫn ở mức cao. Bài viết sau đây sẽ giúp cha mẹ nhận biết khi nào bé thiếu Canxi và hướng dẫn bổ sung Canxi cho bé đúng cách.

1. Tại sao hiện nay tại Việt Nam trẻ em thiếu Canxi?

Canxi là nguyên tố đa lượng thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ em. 99% Canxi trong cơ thể tham gia cấu tạo nên hệ xương răng của các bé. 1% Canxi còn lại tuy ít nhưng lại tham gia vào nhiều quá trình sống còn như dẫn truyền tín hiệu thần kinh, đông máu và hoạt động của mọi cơ bắp trong cơ thể bé.

Canxi có vai trò quan trọng như vậy nên hiện nay việc bổ sung Canxi được các cha mẹ Việt Nam chú trọng để nâng cao sức khoẻ và tầm vóc cho bé. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ khá lớn trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng do thiếu Canxi do nhiều nguyên nhân như:

  • Dinh dưỡng không hợp lý gây thiếu Canxi do cha mẹ thiếu kiến thức khi nuôi con: Các bé không được bú mẹ hoàn toàn, ăn dặm quá sớm, thành phần thực đơn không đa dạng và cân đối dinh dưỡng, trẻ biếng ăn,…
  • Bé thiếu Vitamin D: Dinh dưỡng kém, ít hoạt động ngoài trời hay phơi nắng.
  • Bé bị các bệnh mãn tính: Các bệnh liên quan đến khả năng hấp thu, bài tiết và chuyển hoá Canxi, Vitamin D như bệnh Crohn (viêm ruột mạn tính), viêm tụy, suy thận, hội chứng ruột ngắn, cường cận giáp,…
  • Bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ
  • Bé sử dụng một số thuốc gây giảm hấp thu Canxi như Corticoid, thuốc chống động kinh, thuốc lợi tiểu,…
Trẻ có thể bị thiếu Canxi do nhiều nguyên nhân
Trẻ có thể bị thiếu Canxi do nhiều nguyên nhân

2. Nhận biết biểu hiện của bé thiếu Canxi

Nhiều cha mẹ chỉ dựa vào tình trạng bé còi xương hay chậm lớn, chậm mọc răng để xác định tình trạng thiếu Canxi. Tuy nhiên, những triệu chứng này là biểu hiện muộn và có thể đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và chiều cao của bé. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý ngay từ khi bé có các biểu hiện sớm của thiếu Canxi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Biểu hiện thiếu Canxi ở trẻ sơ sinh:

  • Bé bị chuột rút hay bị đau thắt cơ, nhanh mỏi khi vận động
  • Rụng tóc vành khăn (thường gặp ở bé dưới hai tuổi)
  • Bé quấy khóc, khó ngủ, hay giật mình giữa đêm và có biểu hiện hưng phấn hơn bình thường
  • Bé chậm mọc răng, biếng ăn
  • Thóp rộng, bờ mềm, chậm liền thóp, kéo dài có thể gây biến dạng hộp sọ
  • Bé chân vòng kiềng
  • Có thể bị co giật, rối loạn nhịp tim (thiếu Canxi trầm trọng)

Biểu hiện thiếu Canxi ở trẻ lớn hơn:

  • Còi xương, chân tay còi cọc
  • Có thể bị cong vẹo cột sống, gù lưng
  • Răng yếu, nhỏ, mọc chậm và hay bị lệch
  • Móng tay mềm yếu, dễ gãy, tóc rụng nhiều
  • Đau tay chân nhiều, đặc biệt về đêm
  • Dễ bị gãy xương

Khi gặp những dấu hiệu này, cha mẹ hãy cho bé đi khám dinh dưỡng để phát hiện sớm tình trạng bé thiếu Canxi và cải thiện nhanh chóng, tránh những hệ luỵ lên sức khoẻ và sự phát triển của bé.

Cần cho bé khi khám khi có dấu hiệu thiếu canxi
Cần cho bé khi khám khi có dấu hiệu thiếu canxi

3. Hướng dẫn cha mẹ bổ sung Canxi đúng cách cho bé

Để tránh cho bé thiếu Canxi, cha mẹ hãy áp dụng các biện pháp bổ sung Canxi sau đây ngay từ những năm tháng đầu đời của bé:

3.1. Tính toán lượng Canxi bổ sung theo nhu cầu của bé

Mỗi giai đoạn độ tuổi bé sẽ có nhu cầu Canxi khác nhau. Việc bổ sung quá nhiều Canxi cũng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho bé như nguy cơ sỏi thận, táo bón,… Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý tính toán tổng lượng Canxi cho bé từ tất cả các nguồn bổ sung theo nhu cầu khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia sau đây:

Độ tuổi Nhu cầu Canxi
< 6 tháng 300mg/ngày
7 – 12 tháng 400mg/ngày
1 – 3 tuổi 500mg/ngày
4 – 6 tuổi 600mg/ngày
7 – 9 tuổi 700mg/ ngày
10 tuổi 1000mg/ngày
11 – 18 tuổi 1200mg/ngày

3.2. Tăng cường các nhóm thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D, Vitamin K

Chế độ ăn không cân đối là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng bé thiếu Canxi. Vì vậy, cha me cần lưu ý tăng cường các loại thực phẩm giàu Canxi trong chế độ ăn của bé như sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu phụ, trứng, rau cải xanh, hải sản,…

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu Vitamin D và Vitamin K để hỗ trợ hấp thu và chuyển hoá Canxi cho bé:

  • Thực phẩm giàu Vitamin D: Trứng, rau bina, rau cải xoăn, cá biển như cá thu, cá hồi, dầu gan cá,…
  • Thực phẩm giàu Vitamin K: Trứng, rau xanh, sữa chua, phô mai, đồ muối chua,…

Ngoài ra, cha mẹ có thể cho tăng cường Vitamin D cho bé bằng cách vui chơi ngoài trời, tắm nắng cho bé vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.

Tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D3 và K2
Tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D3 và K2

3.3. Cho bé sử dụng các sản phẩm bổ sung Canxi

Với các bé sơ sinh, sữa mẹ/sữa công thức là nguồn Canxi chủ yếu. Bé thiếu Canxi trong giai đoạn này thường xuất phát từ việc thiếu Vitamin D dẫn đến hấp thu kém. Vì vậy trong giai đoạn này cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng các sản phẩm bổ sung Vitamin D dạng nhỏ giọt.

Với các bé thiếu Canxi ở độ tuổi lớn hơn, cha mẹ có thể cho bé sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung Canxi. Tốt nhất cha mẹ nên cho các bé sử dụng Canxi vào buổi sáng hoặc trong ngày, sau ăn 30 – 60 phút để Canxi được hấp thu vào cơ thể hiệu quả nhất. Đồng thời, cha mẹ cần tránh cho bé uống Canxi vào buổi tối để hạn chế nguy cơ gây tích tụ Canxi trong cơ thể, dẫn đến các tác dụng phụ như táo bón, sỏi thận,…

Thị trường hiện nay có rất nhiều loại Canxi có thành phần, chất lượng và giá thành khác nhau. Để lựa chọn được loại Canxi phù hợp cho bé, cha mẹ hãy đánh giá theo các tiêu chí sau:

  • Dạng Canxi: Cha mẹ nên chọn Canxi hữu cơ như Canxi Gluconat, Canxi Glucoheptonat, Canxi Lactat,… Các dạng Canxi này có khả năng hấp thu tốt  và ít lắng đọng gây tác dụng phụ.
  • Thành phần: Sản phẩm có thêm các dưỡng chất cải thiện hấp thu và chuyển hoá Canxi như Vitamin D3, Vitamin K2, Magie,… Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý không chọn sản phẩm chứa phụ gia, chất bảo quản hay những thành phần có nguy cơ gây hại cho bé.
  • Dạng đóng gói: Đối với bé còn nhỏ, cha mẹ có thể chọn Canxi dạng sủi, cốm, siro hay dạng nước để bé dễ sử dụng. Với các bé có thể tự uống thuốc viên, cha mẹ có thể chọn dạng viên nhai hoặc viên uống cho bé.
  • Thương hiệu: Sản phẩm bổ sung Canxi đến từ thương hiệu uy tín trên thị trường, được Bộ Y tế cấp phép hoặc được nhập khẩu chính hãng, đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Nếu chưa biết đâu là sản phẩm bổ sung Canxi phù hợp cho bé, cha mẹ hãy tham khảo ngay SatiCalci D3K2. Đây là sản phẩm bổ sung Canxi và D3K2 dạng ống uống tối ưu cho bé thiếu Canxi.

SatiCalci D3K2 - Bổ sung Canxi và D3K2 cho chiều cao tối ưu
SatiCalci D3K2 – Bổ sung Canxi và D3K2 cho chiều cao tối ưu

SatiCalci D3K2 chứa dạng Canxi hữu cơ Gluconate và Glucoheptonat với hàm lượng vượt trội (1100mg Canxi/10ml) và khả năng hấp thu cao gấp 4 – 5 lần Canxi thông thường. Đồng thời, sản phẩm kết hợp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình hấp thu Canxi như Vitamin D3, Vitamin K2 MK-7. Nhờ vậy, sản phẩm giúp bổ sung đủ nhu cầu Canxi cho các bé trong giai đoạn phát triển.

Sản phẩm có ưu điểm là không gây tác dụng phụ táo bón, nóng trong và được đóng gói dạng ống đã chia liều rõ ràng. Bên cạnh đó, SatiCalci D3K2 còn có hương vị anh đào thơm ngon, giúp các bé dễ uống hơn. Cha mẹ có thể cho bé thiếu Canxi uống SatiCalci từ giai đoạn 1 tuổi trở lên.

Trong quá trình tăng trưởng về thể chất và trí tuệ của trẻ, Canxi là dưỡng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hy vọng thông qua bài viết này, cha mẹ sẽ biết bổ sung dinh dưỡng đúng cách cho các bé thiếu Canxi, giúp các bé phát triển toàn diện.

Đánh giá
Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích: