Trẻ uống kẽm có bị nóng không? Hiểu đúng về việc bổ sung kẽm cho trẻ

119 lượt xem

Khoáng chất kẽm không dự trữ trong cơ thể, do vậy trẻ cần được bổ sung kẽm liên tục hàng ngày. Nhiều phụ huynh lựa chọn cho trẻ uống kẽm từ thực phẩm bổ sung, tuy nhiên vẫn lo ngại trẻ uống kẽm có bị nóng không và uống bao nhiêu là đủ. Theo dõi ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn vai trò của kẽm đối với trẻ em và được giải đáp các thắc mắc từ chuyên gia cha mẹ nhé!

1. Vai trò của kẽm đối với sự phát triển của trẻ

Kẽm là một khoáng chất vi lượng tham gia tổng hợp hàng trăm enzyme và đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh học của cơ thể. Đối với trẻ nhỏ, kẽm đặc biệt quan trọng vì những lý do sau:

  • Tham gia vào cấu trúc của Protein, ADN, ARN và Enzyme, giúp cơ thể trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện về thể chất cũng như hỗ trợ quá trình lành vết thương.
  • Điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết như tuyến sinh dục, tuyến yên, tuyến giáp, thượng thận và kích thích sản xuất IGF – hormone tăng trưởng, từ đó giúp trẻ tăng trưởng thể chất, hình thành tâm sinh lý và phát triển tuổi dậy thì.
  • Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách thúc đẩy sự phát triển của các tế bào miễn dịch. Đồng thời, kẽm có khả năng chống viêm và chống oxy hóa, giúp trẻ tăng sức đề kháng.
  • Điều hòa quá trình dẫn truyền thần kinh, hỗ trợ phát triển não bộ và nhận thức của trẻ.
  • Giảm biếng ăn, cải thiện sự hấp thu và chuyển hóa các khoáng chất như Canxi, Magie, Đồng và nhiều dưỡng chất quan trọng khác.
  • Giảm nguy cơ mắc tiêu chảy và cải thiện tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ em.
Kẽm giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ và tăng cường sức đề kháng.
Kẽm giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ và tăng cường sức đề kháng.

2. Trẻ uống kẽm có bị nóng không?

Kẽm có vai trò quan trọng như vậy đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên tình trạng trẻ thiếu kẽm vẫn xảy ra phổ biến. Chế độ ăn của trẻ không đáp ứng đủ nhu cầu kẽm theo độ tuổi nên nhiều cha mẹ lựa chọn cho con sử dụng thêm các loại thuốc, thực phẩm chức năng bổ sung kẽm.

Trong quá trình cho trẻ uống kẽm, không ít cha mẹ thắc mắc liệu trẻ uống kẽm có bị nóng không. Theo các chuyên gia y tế, tương tự như người lớn, trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải tình trạng bị nóng trong cơ thể. Nóng trong là một trong các tác dụng phụ phổ biến khi bổ sung kẽm không đúng cách. Nguyên nhân khiến trẻ bị nóng trong khi uống kẽm có thể xuất phát từ:

  • Quá liều kẽm: Nếu trẻ uống quá liều kẽm so với nhu cầu cơ thể, kẽm tích tụ trong cơ thể gây mất cân bằng khoáng chất, kích thích quá trình chuyển hoá mạnh mẽ hơn bình thường và tăng hoạt động miễn dịch. Các quá trình này dẫn đến tăng phản ứng viêm và nhiệt độ cơ thể, từ đó tạo ra cảm giác nóng cho trẻ.
  • Dạng bào chế kẽm: Một số dạng kẽm vô cơ có thể gây ra các tác dụng phụ như kích ứng dạ dày hoặc gây cảm giác nóng do hấp thu kém và hay lắng đọng trong cơ thể.
  • Cơ địa của trẻ: Một số trẻ có cơ địa đặc biệt có thể có phản ứng khi uống kẽm, dù là ở liều lượng bình thường do đáp ứng của hệ thống miễn dịch, dẫn đến tình trạng bị nóng.

Cha mẹ có thể nhận biết trẻ uống kẽm có bị nóng không qua những dấu hiệu như:

  • Môi khô căng, nứt nẻ
  • Da trẻ khô, sần sùi
  • Trẻ hay bứt rứt, khó chịu
  • Bị táo bón
  • Nước tiểu ít và có màu vàng đậm
  • Trẻ đổ mồ hôi thường xuyên
  • Có thể có chảy máu chân răng

Tác dụng phụ này thường khiến trẻ khó chịu, tuy nhiên không ảnh hưởng quá lớn đến trẻ. Cha mẹ hoàn toàn có thể giảm thiểu tình trạng nóng khi uống kẽm cho trẻ bằng việc bổ sung đúng cách theo hướng dẫn của các bác sĩ nhi khoa.

Tương tự như người lớn, trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải tình trạng bị nóng trong cơ thể
Tương tự như người lớn, trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải tình trạng bị nóng trong cơ thể

3. Làm Thế Nào Để Bổ Sung Kẽm Đúng Cách, không gây nóng cho trẻ?

Bổ sung kẽm đúng cách là điều cần thiết để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ mà không gây ra các tác dụng phụ khó chịu. Vậy làm thế nào để bổ sung kẽm đúng cách mà không gây nóng cho trẻ? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia:

3.1. Nhu cầu kẽm được khuyến nghị cho trẻ

Trẻ dưới 6 tháng tuổi hầu như được cung cấp đủ kẽm từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do vậy, cha mẹ thường không cần phải cho trẻ uống kẽm trong giai đoạn này. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi đã chuyển qua chế độ ăn bằng thực phẩm, cha mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ hàng ngày để dự phòng thiếu kẽm và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Cha mẹ nên lưu ý tổng lượng kẽm trẻ tiếp nhận hàng ngày cần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi được Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo như sau:

Độ tuổi Nhu cầu Kẽm hàng ngày
0 – 6 tháng tuổi 2mg
7 – 11 tháng tuổi 3mg
1 – 3 tuổi 3mg
4 – 8 tuổi 5mg
9 – 13 tuổi 8mg
Trên 14 tuổi Bé gái: 9mg Bé trai: 11mg

Để tránh tình trạng trẻ nóng khi uống kẽm, cha mẹ hãy chú ý tuân thủ đúng liều lượng kẽm được khuyến nghị và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung kẽm cho trẻ. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của bé.

3.2. Lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm phù hợp cho trẻ

Trong quá trình cho trẻ uống kẽm, ngoài việc tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất, cha mẹ nên lưu ý lựa chọn các sản phẩm bổ sung phù hợp. Tham khảo một số tiêu chí quan trọng khi lựa chọn kẽm cho bé sau đây:

  • Sản phẩm chứa kẽm hữu cơ: Kẽm hữu cơ có khả năng hấp thu tốt hơn và ít gây tác dụng phụ nóng trong hơn.
  • Sản phẩm dễ sử dụng cho trẻ: Trẻ nhỏ nên ưu tiên dạng nước, siro. Đối với trẻ lớn có thể cho trẻ dùng dạng viên. Sản phẩm nên có hương vị dễ uống vì kẽm gây ra vị chát khiến trẻ cảm thấy khó uống.
  • Nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng: Nên chọn kẽm từ các thương hiệu uy tín, địa chỉ bán hàng chính hãng, được các cơ quan của Bộ Y tế chứng nhận.

Trong số các sản phẩm bổ sung kẽm hữu cơ hiện nay trên thị trường, SatiZinc đến từ dược phẩm Meracine đang được rất nhiều cha mẹ tin tưởng lựa chọn.

SatiZinc là sản phẩm bổ sung kẽm hữu cơ cho trẻ với thành phần kẽm Pidolat có hàm lượng kẽm nguyên chất cao, được nhập khẩu từ châu Âu. Lượng kẽm cao hơn 20% so với các dạng kẽm thông thường và có khả năng hòa tan tốt, giúp cơ thể trẻ hấp thu tối đa, đảm bảo trẻ được bổ sung kẽm một cách tối ưu nhất và hạn chế được tình trạng nóng trong, táo bón hiệu quả.

Ngoài ra, SatiZinc cung cấp thêm các dưỡng chất quan trọng như Magie, Vitamin B6, và Vitamin B12, hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Sản phẩm có dạng ống uống tiện lợi, với liều lượng chia sẵn và hương vị hoa quả thơm ngon, giúp trẻ dễ dàng sử dụng.

SatiZinc là sản phẩm bổ sung kẽm hữu cơ có thành phần kẽm được nhập khẩu từ châu Âu.
SatiZinc là sản phẩm bổ sung kẽm hữu cơ có thành phần kẽm được nhập khẩu từ châu Âu.

3.3. Thực Phẩm Giàu Kẽm

Cha mẹ không nên lạm dụng các sản phẩm bổ sung mà nên tăng cường khoáng chất kẽm ngay từ trong chế độ ăn hàng ngày cho trẻ. Bổ sung kẽm thông qua thực phẩm là cách an toàn và hiệu quả nhất để đảm bảo trẻ nhận đủ lượng kẽm cần thiết. Dưới đây là một số thực phẩm giàu kẽm cha mẹ nên đưa vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ:

  • Hải sản: Tôm, cua, cá biển, các loài động vật thân mềm (sò, ngao, hến,…)
  • Thịt đỏ: Thịt bò và thịt cừu.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: gạo lứt, các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu lăng,…).
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa chua, phô mai.
  • Các loại hạt: Hạt bí và hạt hướng dương, ca cao.
  • Rau xanh: Rau cải xanh, bông cải.
Cha mẹ nên tăng cường khoáng chất kẽm ngay từ trong chế độ ăn hàng ngày cho trẻ.
Cha mẹ nên tăng cường khoáng chất kẽm ngay từ trong chế độ ăn hàng ngày cho trẻ.

Việc bổ sung kẽm đúng cách là cần thiết để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ uống kẽm có bị nóng không sẽ không còn là nỗi lo nếu cha mẹ tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích cho cha mẹ trong quá trình nuôi con không lớn.

Đánh giá
Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích: