Chuyên gia giải đáp: Nên cho bé uống kẽm lúc nào tốt nhất?

121 lượt xem

Hiện nay, các sản phẩm bổ sung kẽm được nhiều cha mẹ lựa chọn để cải thiện dinh dưỡng và hỗ trợ sự phát triển của bé yêu. Tuy nhiên, có không ít cha mẹ vẫn còn băn khoăn về việc nên cho bé uống kẽm lúc nào tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho cha mẹ những thông tin chi tiết về thời điểm bổ sung kẽm cho trẻ.

1.Tại sao cha mẹ nên cho bé sử dụng các sản phẩm bổ sung kẽm?

Khoáng chất kẽm đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em:

  • Cấu tạo Protein, điều hòa chức năng nội tiết, tăng cường chức năng não bộ và kích thích tiết Hormon tăng trưởng giúp bé phát triển toàn diện.
  • Hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng, tham gia xúc tác và tổng hợp enzym chuyển hóa, giúp bé hoạt động bình thường.
  • Củng cố hệ miễn dịch, hỗ trợ làm lành vết thương
  • Làm giảm biếng ăn, hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp

Tuy nhiên, không phải lúc nào các bé cũng hấp thu đủ kẽm. Một số trường hợp bé thiếu kẽm do không được bú mẹ đầy đủ (đối với bé dưới 6 tháng tuổi), có vấn đề tiêu hóa, dinh dưỡng không cân đối, bé mắc bệnh di truyền hoặc đang bị chấn thương, nhiễm trùng (đối với bé trên 6 tháng tuổi).

Bởi vậy, trong các trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên cho bé sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung kẽm. Đặc biệt, trong trường hợp bé bị tiêu chảy cấp, các bác sĩ sẽ kê đơn kẽm cho bé bổ sung để hỗ trợ điều trị một cách hiệu quả.

Bổ sung kẽm cho bé khi bị thiếu hoặc tiêu chảy cấp
Bổ sung kẽm cho bé khi bị thiếu hoặc tiêu chảy cấp

2. Cha mẹ nên cho bé uống kẽm lúc nào tốt nhất?

Việc bổ sung kẽm giúp bé được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, ngoài việc chú ý đến liều lượng kẽm, cha mẹ cũng cần lưu ý nên cho bé uống kẽm lúc nào tốt nhất. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm thích hợp nhất cho bé uống kẽm là xa bữa ăn (trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ) và uống vào bữa sáng.

Lý giải cho điều này là do thức ăn có thể làm giảm sự hấp thu kẽm tại ruột non. Bên cạnh đó, buổi sáng là thời điểm hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng tốt nhất, trong khi buổi tối trao đổi chất của bé chậm lại, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hấp thu kẽm.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý về thời điểm uống kẽm cho bé như sau:

  • Cho bé uống kẽm cách xa ít nhất 2 giờ so với thời điểm uống các thực phẩm, sản phẩm bổ sung chứa Canxi, Đồng, Magie, Sắt do có thể làm giảm hấp thu các dưỡng chất này.
  • Đối với bé có vấn đề về dạ dày, cha mẹ có thể cho bé uống kẽm ngay sau ăn để hạn chế kích thích cơn đau.
Bé uống kẽm lúc nào tốt nhất
Bé uống kẽm lúc nào tốt nhất

3. Một số lưu ý khác khi cho bé uống kẽm

Ngoài thời điểm uống trong ngày, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau khi cho bé uống kẽm:

3.1. Chú ý liều lượng bổ sung kẽm cho bé

Thừa kẽm có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé. Vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo bé được bổ sung kẽm theo nhu cầu khuyến cáo hàng ngày.

Nhu cầu kẽm của bé theo từng giai đoạn phát triển:

  • Giai đoạn sơ sinh (0 – 6 tháng tuổi): 2 mg/ngày.
  • 7 – 12 tháng tuổi: 3 mg / ngày
  • 1 – 3 tuổi: 3 mg / ngày
  • 4 – 8 tuổi: 5 mg / ngày
  • 9 – 13 tuổi: 8 mg / ngày
  • 14 – 18 tuổi: 9 mg (bé gái) và 11 mg (bé trai).

Ngoài ra, đối với các bé bị tiêu chảy cấp, liều bổ sung kẽm thường được khuyến cáo như sau:

  • Giai đoạn sơ sinh (0 – 6 tháng tuổi): 10 mg/ngày.
  • Trên 6 tháng tuổi: 20 mg/ngày.

Thời gian bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy cấp là tối thiểu 14 ngày.

3.2. Lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm an toàn cho bé

Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm cho bé, cha mẹ nên chú ý:

  • Lựa chọn sản phẩm dạng nước và siro cho trẻ nhỏ. Với trẻ lớn hơn (từ 5 tuổi trở nên), cha mẹ có thể chọn các viên uống kẽm cho con.
  • Lựa chọn sản phẩm có xuất xứ, thông tin thành phần và giấy phép lưu hành/nhập khẩu minh bạch, rõ ràng, được Bộ Y tế Việt Nam công nhận.
  • Ưu tiên sản phẩm chứa kẽm dạng hữu cơ. Kẽm hữu cơ hấp thu tốt, đem lại hiệu quả cao và ít gây tác dụng phụ hơn so với kẽm vô cơ.

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung kẽm chất lượng và hiệu quả. Cha mẹ có thể tham khảo SatiZinc – Kẽm hữu cơ dạng ống tối ưu, tiện lợi cho các bé hiện nay. SatiZinc chứa Kẽm Pidolat được nhập khẩu từ châu Âu với hàm lượng kẽm nguyên tố cao hơn 20% so với kẽm thông thường và khả năng hấp thu tối ưu.

Sản phẩm còn cung cấp thêm nhiều dưỡng chất như Magie, Vitamin nhóm B (B6, B12) giúp bé phát triển toàn diện hơn. Bên cạnh đó, SatiZinc rất dễ sử dụng cho các bé nhờ hương vị từ trái cây thơm ngon. Cha mẹ có thể lựa chọn sản phẩm này để cải thiện sức khỏe cho con và trong các trường hợp bé biếng ăn, miễn dịch kém, bị tiêu chảy cấp,…

SatiZinc - Kẽm hữu cơ Pháp dạng ống siro tiện lợi, dễ uống
SatiZinc – Kẽm hữu cơ Pháp dạng ống siro tiện lợi, dễ uống

3.3. Tăng cường kẽm từ nguồn thực phẩm tự nhiên

Cha mẹ không nên phụ thuộc nguồn kẽm cho bé vào các sản phẩm bổ sung mà cần tăng cường kẽm từ thực phẩm tự nhiên. Kẽm từ thực phẩm tự nhiên có khả năng hấp thu tối ưu hơn so với các sản phẩm này. Một số loại thực phẩm giàu kẽm:

  • Nguồn động vật: Thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại cá biển, ngao, sò, hàu, tôm, cua, sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Nguồn thực vật: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt, socola đen, rau cải xanh, súp lơ,…

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cho bé ăn thêm các thực phẩm giàu Vitamin C để cải thiện khả năng hấp thu kẽm như cam quýt, bưởi, chanh, ổi, cà chua,…

3.4. Lưu ý khi quên liều bổ sung kẽm của bé

Việc thiếu kẽm thường không gây hậu quả ngay lập tức. Vì vậy, nếu vô tình bỏ sót một liều kẽm, bé sẽ không gặp vấn đề gì đáng lo ngại. Tương tự như khi dùng thuốc, trong trường hợp này, cha mẹ nên cho bé uống càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, nếu đã đến gần thời điểm uống kẽm tiếp theo, cha mẹ có thể bỏ qua liều này và cho bé dùng liều tiếp theo đúng lịch. Cha mẹ không nên cho bé uống cả hai liều cùng lúc do có thể gây thừa kẽm.

3.5. Lưu ý những dấu hiệu bất thường của bé trong quá trình uống kẽm

Kẽm là dưỡng chất thiếu yếu của cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, bổ sung kẽm cho bé có thể gặp những phản ứng như:

  • Đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, buồn nôn và nôn mửa
  • Sốt, ớn lạnh, lở loét miệng
  • Mệt mỏi, chóng mặt, tức ngực, khó thở hoặc suy nhược bất thường

Đây có thể là biểu hiện của việc ngộ độc kẽm hoặc không dung nạp kẽm vào cơ thể. Khi thấy bé có những dấu hiệu trên, cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế chuyên khoa nhi để được các bác sĩ chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường của bé khi uống kẽm
Cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường của bé khi uống kẽm

Trên đây là những giải đáp từ các chuyên gia y tế cho vấn đề nên cho bé uống kẽm lúc nào tốt nhất. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin bổ ích cho cha mẹ trong quá trình nuôi con lớn khôn và khỏe mạnh.

Đánh giá
Chia sẻ ngay, nếu bạn thấy hữu ích: