Lưu ý bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách, an toàn!
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc bổ sung kẽm cho trẻ đang ngày được quan tâm nhiều hơn bởi thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hệ miễn dịch, thần kinh và khả năng nhận thức của trẻ. Theo dõi ngay bài viết sau đây để biết cách bổ sung kẽm cho trẻ an toàn và hiệu quả nhé!
1. Vai trò của khoáng chất kẽm đối với trẻ em
Đối với trẻ em, kẽm là chất dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển và sức khỏe tổng thể. Kẽm có vai trò thiết yếu trong nhiều quá trình chuyển hóa và chức năng của các cơ quan trong cơ thể:
- Là thành phần cấu tạo của nhiều loại Protein trong cơ thể, giúp trẻ phát triển cả về chiều cao, cơ bắp và hệ miễn dịch. Ngoài ra còn giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi những vết thương.
- Kích thích tiết hormon tăng trưởng IGF giúp trẻ phát triển về thể chất.
- Tham gia tổng hợp và điều hòa hoạt động của nhiều Enzym chuyển hóa, giúp cơ thể trẻ hoạt động bình thường.
- Hỗ trợ điều hòa các chức năng nội tiết của trẻ như chức năng tuyến yên, thượng thận, sinh dục, tuyến giáp trạng,… Nhờ đó giúp trẻ phát triển một cách bình thường và dậy thì đúng độ tuổi.
- Có tính chống viêm và chống oxy hóa, kích thích sự phát triển các tế bào miễn dịch, giúp củng cố sức đề kháng của trẻ hiệu quả.
- Thúc đẩy dẫn truyền thần kinh, phát triển trí nhớ và chức năng não bộ của trẻ.
- Điều hòa vị giác, làm tăng cảm giác ngon miệng, giúp trẻ ăn tốt hơn và hạn chế biếng ăn.
- Hỗ trợ hấp thu và chuyển hóa nhiều chất dinh dưỡng như Đồng, Magie, Canxi, Mangan,…
- Kiểm soát đường huyết và bài tiết Insulin của cơ thể.
- Giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy và hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em. Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo nên sử dụng kẽm trong thời gian 10 – 14 ngày cho trẻ bị tiêu chảy cấp.
2. Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ
Kẽm có rất nhiều vai trò quan trọng đối với trẻ em. Bởi vậy, thiếu hụt kẽm sẽ hạn chế quá trình tăng trưởng của trẻ nhỏ, làm giảm sức đề kháng và sự phát triển về trí não.
Trẻ có thể dễ dàng hấp thu đủ lượng kẽm cần thiết thông qua sữa mẹ và chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp trẻ có thể thiếu kẽm do cơ địa hoặc một số vấn đề sức khỏe như:
- Trẻ biếng ăn, chế độ ăn không cân đối
- Trẻ không được bú mẹ đầy đủ
- Trẻ sơ sinh thiếu tháng nhẹ cân
- Trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai
- Trẻ kém hấp thu kẽm: do dùng thuốc, mắc bệnh đường ruột.
- Trẻ gặp một số rối loạn di truyền như viêm ruột, bệnh hồng cầu hình liềm,…
- Trẻ có nhu cầu kẽm cao hơn bình thường
- Trẻ đang bị nhiễm trùng, chấn thương
Trẻ được coi là thiếu kẽm khi có các biểu hiện đặc trưng và có nồng độ kẽm trong máu dưới 70μg/dl (bình thường 70 – 120μg/dl). Các biểu hiện đặc trưng của tình trạng thiếu kẽm:
- Chán ăn, giảm ăn hoặc giảm bú
- Hay đau bụng, buồn nôn bất thường
- Chậm phát triển về thể chất và giới tính
- Khó tập trung
- Rối loạn về giấc ngủ, vị giác và khứu giác
- Sức đề kháng kém, hay ốm vặt, tiêu chảy
- Tổn thương da không rõ nguyên nhân, chậm lành vết thương
- Hay rụng tóc
Khi thấy con có những biểu hiện này, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định xét nghiệm cần thiết để xác định xem tình trạng trẻ thiếu kẽm như thế nào. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn bổ sung kẽm và thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ một cách phù hợp nhất.
3. Hướng dẫn bổ sung kẽm cho trẻ chuẩn khoa học
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nhu cầu kẽm theo độ tuổi như sau:
Độ tuổi | Nhu cầu Kẽm hàng ngày | |
0 – 6 tháng tuổi | 2mg | |
7 – 11 tháng tuổi | 3mg | |
1 – 3 tuổi | 3mg | |
4 – 8 tuổi | 5mg | |
9 – 13 tuổi | 8mg | |
Trên 14 tuổi | Bé gái: 9mg | Bé trai: 11mg |
Để đảm bảo cho trẻ luôn hấp thu đủ kẽm, cha mẹ cần chú ý những nguồn bổ sung kẽm sau đây:
3.1. Bổ sung kẽm thông qua sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn bổ sung kẽm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi tốt nhất. Điều này là bởi kẽm trong sữa mẹ ở dạng dễ hấp thu hơn bất kỳ nguồn bổ sung nào khác. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ bú mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu để tận dụng nguồn kẽm từ sữa mẹ, giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.
Không chỉ vậy, trong giai đoạn mang thai và sau sinh, mẹ cũng cần chú ý bổ sung những thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn hàng ngày để làm phong phú thêm lượng kẽm trong sữa mẹ. Những thực phẩm giàu kẽm các mẹ nên ăn:
- Thực phẩm có nguồn gốc động vật: Thịt đỏ, trứng, thủy hải sản.
- Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: Rau cải xanh, các loại đậu, hạt có dầu như hạnh nhân, óc chó, hướng dương, đặc biệt là đậu nành.
Nếu mẹ ít hoặc không có sữa, cha mẹ có thể thay thế bằng sữa công thức chứa hàm lượng kẽm đã được tối ưu theo độ tuổi hoặc cho trẻ sử dụng các thuốc, chế phẩm bổ sung kẽm.
3.2. Bổ sung kẽm thông qua thực phẩm
Sau 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể ăn dặm. Lúc này, thực phẩm tự nhiên sẽ là nguồn bổ sung kẽm và các dưỡng chất khác hiệu quả.
Cơ thể không dự trữ khoáng chất kẽm. Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung kẽm cho trẻ thường xuyên thông qua chế độ ăn hàng ngày. Cha mẹ hãy thay đổi liên tục thực đơn của trẻ với những loại thực phẩm giàu kẽm sau đây để trẻ không bị nhàm chán và dễ ăn hơn:
- Thực phẩm có nguồn gốc động vật: Cá, thịt lợn, thịt bò, lươn, cua đồng, tôm, sò, sữa chua, sữa tươi,…
- Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: Rau cải xanh, bông cải, các loại đậu, dầu hạt, socola đen,…
Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ ăn thêm các loại trái cây giàu Vitamin C như cam, quýt, bưởi,… Vitamin C giúp làm tăng hấp thu kẽm vào cơ thể, đồng thời giúp cải thiện miễn dịch cho trẻ hiệu quả hơn.
3.3. Sử dụng thuốc/thực phẩm chức năng bổ sung kẽm
Ngoài các nguồn kẽm tự nhiên kể trên, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc, sản phẩm bổ sung kẽm. Các sản phẩm này được khuyến cáo khi trẻ không được bú mẹ đầy đủ, dinh dưỡng kém, có dấu hiệu chậm lớn và biếng ăn. Tuy nhiên, không nên dùng các sản phẩm này để thay thế cho chế độ ăn tự nhiên của trẻ.
Khi chọn các sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý chọn:
- Sản phẩm dạng nước, siro dễ sử dụng cho trẻ nhỏ
- Sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ và thành phần rõ ràng, minh bạch
- Ưu tiên các sản phẩm chứa kẽm hữu cơ do tính an toàn, dễ hấp thu và hiệu quả cao trên trẻ nhỏ.
Trong số những sản phẩm bổ sung kẽm trên thị trường, có thể kể đến SatiZinc – bổ sung kẽm hữu cơ dạng lỏng cho trẻ hàng đầu hiện nay.
SatiZinc chứa thành phần Kẽm Pidolat đến từ châu Âu, có nhiều ưu điểm vượt trội: hàm lượng kẽm cao hơn 20% so với các dạng kẽm thông thường, dễ hòa tan và trẻ dung nạp tốt hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm còn bổ sung thêm một số dưỡng chất như Magie, Vitamin B6, Vitamin B12 giúp thúc đẩy quá trình tạo máu, hỗ trợ tiêu hóa, phát triển não bộ và xương khớp cho trẻ.
SatiZinc có hương vị hoa quả thơm ngon nên trẻ dễ tiếp cận hơn. Sản phẩm có thể sử dụng để hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho trẻ trong trường hợp trẻ biếng ăn, sức đề kháng kém, trẻ bị tiêu chảy cấp.
Đặt hàng ngay: Tại đây
4. Lưu ý khi khi sử dụng các sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ
Khi sử dụng các sản phẩm bổ sung khoáng chất kẽm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý:
- Tuân thủ liều lượng, thời gian dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng kẽm trong vòng 2 – 3 tháng. Không được tự ý dùng thêm kẽm cho trẻ do thừa kẽm có thể gây một số bất thường về chuyển hóa và tăng trưởng của trẻ.
- Cho trẻ dùng kẽm sau ăn khoảng 30 phút – 1 tiếng. Nên dùng kẽm xa các vi chất khác như sắt và canxi do hai chất này có thể làm giảm hấp thu kẽm.
- Nếu trẻ đang dùng kẽm mà gặp một số biểu hiện như khó tiêu, loét miệng, mệt mỏi hay sốt, cha mẹ nên đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
- Cho trẻ thực hiện chế độ ăn uống và ngủ nghỉ khoa học, giúp nâng cao khả năng hấp thu kẽm và góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể của trẻ.
Tóm lại, thiếu kẽm có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những kiến thức bổ ích, giúp cha mẹ bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách và giúp trẻ phát triển tốt nhất.